CDN là một hệ thống bao gồm nhiều máy chủ CDN, được đặt ở các vị trí khác nhau tạo nên một mạng lưới CDN, từ đó có thể rút ngắn khoảng cách từ đường truyền nội dung tới người dùng cuối nhanh hơn rất nhiều. Vậy CDN nâng cao hiệu suất cho website như thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
CDN tăng tốc cho website như thế nào?
CDN là mạng phân phối nội dung bao gồm nhiều máy chủ CDN. Nó có chức năng sao lưu tất cả nội dung tĩnh bên trong website, sau đó phân tán nó sang nhiều máy chủ khác được gọi là PoP (Points of Presence) và từ các PoP đó sẽ tiếp tục gửi tới cho người dùng khi họ truy cập website.
Trong quá trình truyền tải dữ liệu, vấn đề mạng nhanh hay chậm không quan trọng bằng việc máy chủ ở vị trí xa hay gần. Có thể hình dung như sau: Giả sử rằng bạn mua đồ ở TGDD và món đồ đó phải mất vài ngày để chuyển từ TP.HCM ra tận Hà Nội để tới tận tay bạn.
Trong khi đó, nếu bạn mua một bó rau của WinMart, nhân viên sẽ mang bó rau từ siêu thị gần bạn nhất, đưa shipper cầm qua, và bạn chỉ mất vài giờ để nhận hàng. Chính vì thế, hệ thống CDN sẽ kết nối người dùng với máy chủ CDN gần nhất một cách tự động, điều này sẽ rút ngắn đáng kể thời gian tải trang cũng như nâng cao độ an toàn cho máy chủ gốc của bạn.
Những lợi ích khác khi sử dụng CDN
Ngoài lợi ích giúp năng cao hiệu năng cho Website, CDN còn mang lại những lợi ích khác sau đây:
- Nâng cao tính bảo mật cho máy chủ web: Bằng cách sử dụng cơ chế ẩn IP gốc. Do đó, tin tặc sẽ gặp khó khăn khi muốn dò quét địa chỉ IP để tấn công máy chủ web của bạn.
- Tăng tính ổn định cho hệ thống: CDN đảm bảo trang web luôn trong trạng thái hoạt động. Khi bất kì một máy chủ CDN gặp sự cố, hệ thống mạng lưới CDN sẽ ngay lập tức tự động chuyển sang một máy chủ CDN khác để trang web vẫn có thể hoạt động bình thường và đáp ứng được các yêu cầu của người dùng.
- Tiết kiệm băng thông: Trong trường hợp máy chủ gặp sự cố, các máy chủ của CDN vẫn đảm bảo cho trang hoạt động tốt nhờ vào thời gian cache được IT thiết lập sẵn (theo giờ , ngày, tháng, năm), từ đó máy chủ gốc có thêm thời gian để phục hồi. Chính vì thế khí chuyển qua các trang web khác có cùng mạng lưới thì không cần phải tải lại CDN đó nữa, đây cũng là cách tạo ra một mạng lưới giúp nâng cao hiệu suất cho tất cả các trang web có trong mạng lưới đó.
- Giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS: Một số nhà cung cấp CDN như Cloudflare còn đi kèm theo dịch vụ chống DDOS. Các CDN giúp giảm tải lưu lượng truy cập từ người dùng một cách hiệu quả, đặc biệt trong giờ cao điểm, lượng người dùng truy cập tăng lên rất cao và có khả năng gây ra nghẽn lưu lượng của trang web (đặc điểm này tương tự như một cuộc tấn công DDoS bằng một lượng lưu lượng cực lớn).
Xem thêm những thông tin cần biết về dịch vụ CDN: https://bizflycloud.vn/cdn
Khi nào nên sử dụng CDN?
Để sử dụng CDN một cách hiệu quả nhất cũng như giúp nó phát huy được hết tác dụng của mình, bạn nên sử dụng CDN trong những trường hợp dưới đây:
- Máy chủ của trang web nằm ở vị trí xa với người dùng. Ví dụ như: Khách hàng của bạn đang ở Mỹ, tuy nhiên máy chủ lại đặt tại Việt Nam, chính vì thế bạn nên sử dụng CDN để những khách hàng không có ở Việt Nam cũng có thể truy cập trang web với tốc độ nhanh nhất và thông tin cũng kịp thời đến với họ.
- Số lượng lượt truy cập trang web tốn nhiều băng thông.
- Có nhiều các lượt truy cập ở nhiều các quốc gia khác nhau.
- Trong khi sử dụng Load Balancing.
Có thể thấy ngoài việc tăng hiệu suất cho trang web, CDN còn mang lại cho hệ thống cũng như người dùng rất nhiều lợi ích khác. Với bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ trên đây, chắc chắn rằng bạn đã nắm được các thông tin liên quan đến công cụ này. Nếu muốn tìm hiểu bảng giá CDN cho trang web của mình, bạn có thể tìm hiểu thêm về nó trên trang web của Bizfly Cloud nhé!
Nội dung có sự tham khảo từ Bizfly Cloud
BizFly Cloud – Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất tại Việt Nam
Vận hành bởi VCcorp
Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Google map: https://goo.gl/maps/CUqazfqqgd5w4HSh6
Bình luận về chủ đề post